Tăng cường năng lực chuỗi cung ứng dệt may thông qua hoạt động logistics

Thứ sáu, 04/11/2016, 11:03 GMT+7

TYng_cYYng_nYng_lYc_chuYi_cung_Yng_dYt_may_thong_qua_hoYt_YYng_logistics_2

Ngày 03/11/2016, tại Hà Nội, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) phối hợp với Hiệp hội kinh doanh dịch vụ Logistics (VLA) đã tổ chức hội thảo “Tăng cường năng lực chuỗi cung ứng dệt may thông qua hoạt động Logistics”. Tham dự buổi hội thảo có ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch – kiêm Tổng Thư ký Vitas; ông Nguyễn Tương, Phó Tổng Thư ký VLA; đại diện các doanh nghiệp thành viên của Vitas và VLA.

TYng_cYYng_nYng_lYc_chuYi_cung_Yng_dYt_may_thong_qua_hoYt_YYng_logistics_3


Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trương Văn Cẩm cho biết, buổi hội thảo này nằm trong chuỗi các chương trình Vitas đã tổ chức nhằm tăng cường chuỗi cung ứng cho ngành Dệt May Việt Nam bên lề Hội nghị AFTEX và Hanoitex 2016. Đây là cơ hội đầu tiên để các doanh nghiệp Vitas và VLA có dịp gặp gỡ, trao đổi trực tiếp kể từ khi hai bên ký biên bản hợp tác (ngày 9/9/2016). Hàng năm, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn nhập khẩu số lượng lớn nguyên phụ liệu cũng như xuất khẩu các sản phẩm dệt may ra thế giới vì vậy hoạt động logistics đóng một vai trò hết sức quan trọng. Do đó, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh với các nước thì các doanh nghiệp thành viên của Vitas và VLA cần tăng cường liên kết, hỗ trợ lẫn nhau nhằm cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cũng như giảm kinh phí vận chuyển và giảm thời gian giao hàng.

Ngành Logistics đã phát triển ở Việt Nam từ những năm 1990 trên cơ sở dịch vụ giao nhận vận tải. Cả nước hiện tại có khoảng 3.000 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ này, tuy nhiên, các doanh nghiệp Logistics Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên mới chỉ đáp ứng được dịch vụ theo từng công đoạn của dây chuyền cung ứng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và của ngành Dệt May Việt Nam nói riêng cũng đang phải đối mặt với rất nhiều loại phí do các hãng Logistics đặt ra. Trong thời gian tới, các hội viên của Vitas cần nắm rõ bản chất và khái niệm của từng loại phí liên quan để xác định mức độ phù hợp. Khi nhận được yêu cầu chuyển tiền, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ và chỉ chi trả khi xác định được chi phí thuộc đúng trách nhiệm của mình. Doanh nghiệp nên làm việc cứng rắn với chủ tàu trên cơ sở nắm vững nghiệp vụ, phối hợp với các hội viên khác và hiệp hội để giải quyết các bất cập.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe các bài tham luận về hiện trạng ngành Logistics Việt Nam; Vai trò của Logistics trong tăng cường năng lực chuỗi cung ứng dệt may; Phối hợp hoạt động giữa doanh nghiệp dệt may và doanh nghiệp Logistics để nâng cao năng lực cạnh tranh; Kinh nghiệm giải quyết vấn đề phụ phí đường biển.

Xuân Quý – Phạm Sỹ

Tin tiêu điểm
 

url_1

Mã số doanh nghiệp: 0302456494 cấp ngày 12/11/2001 bởi Phòng ĐKKD - Sở KH & ĐT TP. Hồ Chí Minh.
Người đại diện: Ông Nguyễn Nhạc Sanh - Giám đốc